CẢM NHẬN PHẦN ĐẦU BÀI
THƠ “ TƯỜNG SƠN TRONG TA”
CỦA TÁC GIẢ
LÊ QUỐC THỌ.
DUY MINH
Trong tập thơ “ Lạc sinh” của tác giả Lê Quốc
Thọ - bút danh Phan Long, do nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2016, có bài thơ
“ Tường Sơn trong ta” ( trang 83 ).
Bài thơ có thể phân làm 4 phần. Phần đầu bài thơ như sau:
“ Gần
vạn con người gắn bó với Tường sơn
Có gì
đấy mà ta yêu quý thế?
Từ buổi
hoang sơ, đã bao thế hệ
Người
về kẻ ở truyền nối lớn lên
Sông
đổi bến bao lần
Núi
thay áo bao phen
Làng
Thượng, Hạ, Trung, Trang…vẫn bình yên xứ sở
Núi
Tượng, Cồn Thần, Dây Diều, Bãi Mọ…
Chiến
tích ngàn xưa lưu giữ diệu kỳ
Bao
buổi ngậm ngùi tiễn lớp người đi
Bạt
búi ngăn sông thay trời đổi đất
Đuổi
sạch giặc thù, dù chúng đến từ phương Đông, Tây, Nam, Bắc
Gĩữ
trọn vẹn quê mình đẹp mãi Tháp Bút, Nghiên Sen…
Để “ Xã Anh hùng chiến đấu” thành tên …”
Đọc và suy ngẫm đọan thơ trên, tôi xin có đôi điều cảm nhận:
Mở
đầu bài thơ, tác giả đặt một câu hỏi:
“ Gần vạn con người gắn bó với Tường Sơn
Có gì đấy mà ta yêu quý thế? “
Câu
thơ nghe như một lời nói, một câu hỏi bình thường, nhưng nay vào thơ, do sự tạo
nhịp điệu, tác giả đã làm cho mỗi chúng ta bắt đầu có sự rung cảm trước quê
hương và con người của xứ sở.
Để
trả lời cho câu hỏi trên, tác giả ngược dòng thời gian:
“ Từ buổi hoang sơ đã bao thế hệ,
Người về kẻ ở truyền nối lớn lên”
Tác
giả đưa ta đi về với cỗi nguồn các dòng họ Bùi Công, Lê Quốc, Nguyễn Văn, Thái
Gia, Trần Đăng…đặt lư đồng châm hương giữa bốn bề lau sậy, xin với Trời Đất để
được khai thiên lập địa, mở ruộng dựng làng, quần tụ vùng dân cư cho muôn đời
sau; thời các nhà thờ đạo Thiên Chúa Hội Phước Chính Yên rung tiếng chuông đầu
tiên giữa vùng thánh địa hoang sơ…đến hôm nay trải qua bao thăng trầm nghiệt
ngã, chuyển giao qua bao thế hệ, bao cuộc phân ly, tao ngộ để cho quê mình lớn
lên.
Từ “ người về, kẻ ở”, tác giả muốn nói đến:
người về cõi bồng lai tiên cảnh, kẻ ở lại chốn trần gian sinh sôi nảy nở; cũng
có ý ngợi ca những người đã hoàn thành nhiệm vụ với nước với dân trở về hưu nghỉ,
vui với gia cảnh đoàn viên, và lớp lớp thế hệ sau, kế tục nhiệm vụ. Người về -
kẻ ở, cứ truyền nối lớn lên, ấy là sự truyền nối vĩnh hằng không bao giờ ngừng
nghỉ.
Hai
câu thơ: “ Sông đổi bến bao lần
Núi thay áo bao phen”
Như
một cặp đối chỉn chu : Sông – Núi, Đổi –
Thay, Bến – Aó, Bao lần – Bao phen;
nghe như lời đối và đáp từ ngàn xưa vọng lại hôm nay.
Thiên
nhiên có thể khắc nghiệt, chiến tranh có thể ác liệt, sông núi có thể đổi thay,
nhưng “ Làng Thượng, Hạ, Trung, Trang vẫn
bình yên xứ sở”, câu thơ nói lên sự khẳng định, một câu chính luận, ấy là sự
bất di bất dịch của chính nghĩa thắng hung tàn, của quê hương đã được thiên thư
định phận.
Tác
giả nhắc tên các thắng cảnh:
“ Núi Tượng – Cồn Thần – Dây Diều – Bãi Mọ…
Chiến tích ngàn xưa lưu giữ diệu kỳ”
Đây
là những địa danh đã gắn liền với với chiến công qua các thời kỳ. Dẫu năm tháng
có thể phôi pha, dẫu những người làm nên chiến công đã trở về thiên cổ, song
công lao của họ còn ghi dấu ấn trên các địa danh lưu truyền mãi mãi.
Người
dân Tường Sơn đã góp công sức tài trí vào việc xây dựng và bảo tồn bản sắc quê
hương, người dân Tường sơn còn sẵn sàng hưởng ứng lời kêu gọi của non sông đất
nước ra đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ nhiệm vụ gì, dẫu cho mỗi một thắng lợi đều
chứng kiến một sự hy sinh mất mát.
“ Bao buổi ngậm ngùi tiễn lớp lớp người đi”…
Những
từ ngữ của câu thơ này, đọc xong ta ngẫm ngùi trong sự hoài niệm tựa như tan
nghe tiếng đàn bầu hạ xuống cung trầm trong đêm thanh vắng…
Thế
rồi, thật là điêu luyện, hai câu tiếp theo, tác giả đã tung ra nhứng từ vô cùng
mạnh mẽ:
“ Bạt núi – ngăn sông- thay trời – đổi đất,
Đuổi sạch giặc thù, dù chúng đến từ phương
Đông- Tây- Nam- Bắc”
Nhịp
điệu gấp gáp dồn dập như cơn đại hồng thủy, sẵn sáng cuốn phăng đi tất cả mọi
thế lực, mọi kẻ thù khi chúng giám đụng đến quê hương Tường Sơn thân yêu:
“ Gĩu trọn vẹn quê mình mãi Tháp Bút, Nghiên
Sen
Để “ Xã Anh hùng chiên đấu” thành tên”.
Hai
câu thơ khép lại phần đầu bài thơ như một chân lý bất hủ: Tháp Bút, Nghiên Sen, hai
kỳ quan thiên tạo đã ghi nhận chứng giám khí phách anh hùng của bao thế hệ con
người trên mảnh đất thiêng liêng này
Bút
pháp hành văn đoạn thơ trên giống như những bài phú của các bậc tiền bối. Phải
chăng đây là dụng ý của tác giả muốn khẳng định: Quê mình cổ lại càng cổ, dày
truyền thống lại càng thêm dày truyền thống, đẹp tính nhân văn lại càng đầy
tính nhân văn.
Đọc
toàn bài “ Tường Sơn trong ta” và nhất
là đoạn thơ này, tôi cảm nhận tác giả đã đạt tới đỉnh cao của thơ viết về quê
hương. Không những gần vạn con người Tường Sơn, mà bất cứ độc giả nào, dù ở đâu
cũng thấy hết những điều đáng quý, đáng yêu, đáng gắn bó vói hai chữ Tường Sơn
rồi.
Nếu
có điều kiện đọc toàn bài thơ “ Tường sơn
trong ta”, cho phép tôi được ghi nhận rằng: Tác giả bài thơ đã dùng nghệ
thuật tu từ cô đọng lại ý tưởng của mình bằng bốn câu lục bát giống như điệp
khúc của một bài ca dao để in sâu vào
trong tâm khảm mỗi chúng ta:
“ Tường Sơn phong cảnh hữu tình
Cổ kim nhân kiệt địa linh rạng ngời
Viết nên trang sử tuyệt vời
Quê ta giàu đẹp đời đời quý yêu.”
Duy Minh.