"QUYỀN
BIẾN " TRONG LUẬT LỆ ĐƯỜNG THI
Luật Đường thi ( Thể thất ngôn
bát cú ) quy định : bài thơ có 8 câu , mỗi câu 7 tiếng , quy định về thanh ,
niêm , vần , kết cấu , đối ngẫu . Lại còn chỉ ra 8 bệnh : bình đầu , thượng vĩ
, phong yêu , hạc tất , bàng nữu , chánh nữu , đại vận , tiểu vận ; 12
lỗi : lạc vận , lạc đề , thất niêm , thất đối , khổ độc , điệp thanh , điệp vận
, điệp âm , trùng vận , trùng từ , trùng ý , mã đề . ( Người làm thơ
đường luật đều đã nắm vững , nên ở đây xin không nêu ví dụ giải thích nữa ) . Tuy nhiên , nếu cứ máy móc làm đúng 100% luật
định trên , mà lại có nội dung ( tình và ý ) hay được truyền đời
hay là sống lâu trong trí nhớ người đọc,thì xét thấy từ cổ chí kim chưa có bài
nào đạt dược .Trong khi đó , nhiều bài tuy không giữ đúng y nguyên luật thơ về
lỗi và bệnh , nhưng lại có giá trị bất hủ . Sau đây xin lấy vài bài để minh chứng :1.- QUA ĐÈO NGANG .
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta .
Bài thơ được lưu truyền tên tác giả là Bà Huyện Thanh Quan , đã được đưa vào sách giáo khoa các cấp học . Nhưng khi đem vào " Máy kiểm tra thơ Đường luật " ( Trang Web Mocgiatrang .net - Máy kiểm tra lỗi thơ Đường luật ) , thì bài thơ phạm những bệnh và lỗi sau đây :
1.- Trùng từ : chen , nhà , gia , nước , quốc , ta ...
2.- Vần : a , oa
3.- Thất niêm : Một MẢNH tình riêng TA với ta
4.- Lỗi phong yêu : Cỏ cây chen đá lá chen hoa ( tiếng Cây với Chen )
5.- Lỗi hạc tất : Lom khom dưới núi tiều vài chú ( tiếng Núi với Chú )
6.- Lỗi tiểu vận : Thương nhà mỏi miệng cái gia gia ( tiếng Nhà với Gia )
7.- Lỗi chánh nữu : Một mảnh tình riêng ta với ta ( tiếng Tình- Ta-Ta )
8.- Lỗi điệp thanh : Nhớ nước đau lòng con quốc quốc . ( nhớ nước quốc quốc ) .
Bài thơ đạt 18 , 18 % các tiêu chí kiểm tra .
2.- Bài thơ CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ:
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn
Kẻ chốn chương đài người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn .
Bài thơ phạm những lỗi sau :
1.-Trùng từ : Tiếng " dồn " ở câu 2 và câu 6 .
2.- Niêm : " gõ " câu 4 ; từ " lấy " , " mà " câu 8 ( với câu 1 ) .
3.- Phong yêu : câu 3 ( từ mái - phố ) ; câu 7 ( từ chốn - thứ ) ; câu 8 ( từ ai - ôn ) .
Bài đạt 72% tiêu chí kiểm tra .
3.- Bài thơ THĂNG LONG HOÀI CỔ :
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thắm thoắt mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường .
Bài thơ phạm những lỗi sau :
1.- Trùng từ : " trường " ở câu 1 , câu 8 ; " cũ " câu 4 , câu 7 .
2.- Thất niêm : ở các câu 2 - 3 , 4-5 , 6-7 .
3.- Phong yêu : từ " nay - sương " trong câu 2
4.- Chánh nữu : từ " đấy ...đây....đoạn " trong câu 8
5.- Bàng nữu : từ " cùng ...còn " ở câu 5...6 ; " cũ ...cổ ...cảnh " ;
6.- Điệp thanh : câu 2 : Đến ...thắm thoắt mấy ...
câu 7 : năm gương.....soi kim....
Bài đạt 45% tiêu chí theo máy kiểm tra
Vậy , thiết nghĩ rằng : Làm bài thơ đường luật ,cố gắng tuân thủ cho được phần luật về tiếng , câu , vần, thanh , niêm , đối , kết cấu nghiêm chỉnh ; còn 8 lỗi và 12 bệnh , khi thật cần để bảo đảm nội dung về tình và ý của bài , thì nên áp dụng " phép quyền biến " như các bài trên , không nên máy móc .
Lê Quốc Thọ . Nghệ an .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét