Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2017

HAI ĐƯỜNG THẲNG

HAI ĐƯỜNG THẲNG

Trên trang đời như  hai đường thẳng x,y
Tình cờ gặp, giao nhau từ một điểm
Thỏa mãn mọi điều cho cần và đủ
Anh cùng em say cạn chén tình hồng.

Trong ánh trăng cùng tắm mát bên sông
Cùng tay trong tay đi giữa đồng lúa chín
Cùng bước lên thuyền mà lòng bao bịn rịn
Cùng giảng đường mắt trong mắt tìm nhau

Những buổi gió đông về đôi tim sưởi ấm cho nhau
Những buổi nắng hè dưới  cây rừng ta cùng chung bóng mát
Lúc tạm vắng nhau ta chung niềm khao khát
Thời gian trôi mau để lại được gần nhau.

Nhưng cuộc đời  gây cảnh biển dâu
Hai đường thẳng có duyên nhưng không có phận
Trở nên hai đường thẳng song song chìm trong tuyệt vọng
Trong mặt phẳng cuộc đời, không bao giờ giao điểm cùng nhau
Vẫn đó thôi chung cát tuyến mặc dầu
Góc đồng vị, góc so le trong tuy vẫn cùng giá trị
Vẫn phụ nhau khi hai góc trong cùng phía
Lắng đọng nhớ thương ta tiệm cận đồng hành.
Biển tình mãi mênh mông và sông tình mãi trong xanh
Nhưng trong mắt đời, hai ta là Người Dưng định mệnh
Dẫu đắng cay, thôi đành chấp nhận
Sao Hôm – sao Mai cho hết phận đời…!


                          Lê Quốc Thọ.

BÊN NỚ - BÊN NI

BÊN NỚ - BÊN NI
Mẹ làng Dừa: từ thuở  xã Đồng Vinh*
Đã có làng Mặc Điền, làng Trung, Trang, Thượng , Hạ.
 Đổi tên thành Xã Vĩnh Tường: bên này khu Hai, bên kia khu Một…
Rồi nay, Hùng Sơn – Tường Sơn bên nớ , bên ni.
Chung một dòng Lam, phong cảnh hữu tình
Lễ vu quy, em lên xe hoa về làm dâu bên ấy
Vẫn chung nhịp cầu thắm tình nội ngoại.
Đời mãi nối đời  hạnh phúc có nhau.
Thời gian mãi trôi… non nước vẫn tươi màu
Đồng bãi lúa ngô rộng dài , đồi nương mía chè bát ngát.
Di tích xưa bên nớ còn dấu đền thờ Lê Quốc Cầu Đô đốc**,
Bên ni còn từ đường Lê Quốc tộc uy nghiêm.
Còn đây : Bến Ngữ, đò Rồng – Núi Bút, Ao Sen
Danh lam thắng cảnh quê mình sáng tên vàng sử sách.
Lịch sử  mấy trăm năm qua bao thử thách
Chiến thắng  đói nghèo, địch họa, thiên tai.
 Để hôm nay Hùng Sơn đạt “ Xã nông thôn mới” vẻ vang,
Tường Sơn “ Xã anh hùng lực lượng vũ trang” trong thời kháng chiến .
                                            *
Sáng Xuân nay, trên Đất Mẹ Quê Ta muôn yêu ngàn mến
Ta viết vần thơ ca ngợi cuộc đời ta
Thơ Làng Dừa – Thơ Bến Ngự nở hoa
Thắm sắc tỏa hương vui hòa cùng đất nước
Dẫu còn câu nắng câu mưa cái mất điều được
Mầm thơ nẩy giữa ruộng đồng vẫn bát ngát hồn thơ
Bay giữa mây trời Đồng Hội, bãi Mơ…
Thấm  sâu vào lòng đất Đồng Dừa, Bãi Mõ…
Tác giả thơ Dừa tuy bên ni – bên nớ
Mãi vẫn là hai đứa con yêu của MẸ LÀNG DỪA.

                                               Lê Quốc Thọ

*Địa danh Làng Dừa xưa, năm 1946 là xã Đồng Vinh, khoảng năm 1948 đổi tên là xã Vĩnh Tường, rồi nay thành 2 xã : Hùng Sơn, Tường sơn.

** Ông Lê Quốc Cầu, thời nghĩa quân Tây Sơn kéo quân ra Bắc giúp vua Nhà Lê đuổi quân Nhà Thanh, Ông gia nhập nghĩa quân, do lập công lớn, ông được  phong Đô đốc  ( vua Cảnh Thịnh phong cho ông ngày 2 tháng 10 năm 1796 )và được thưởng 3 đạo sắc. Khi được nghỉ hưu, ( năm 1802) Ông chiêu dân tán cư tại núi rừng các xứ về lập làng Mặc Điền, để ghi nhớ công đức của Ông, sau khi  Ông tạ thế ( năm 1831 ) nhân dân đã lập đền thờ . Trải qua bao biến cố, nay đền  chỉ còn dấu tích là cái nền của đền. Ông là đời thứ 5 kể từ ông Thủy tổ họ Lê Quốc, nay có nhà thờ uy nghiêm tọa lạc ở thôn 8 xã Tường Sơn.

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

LỜI BÌNH BÀI THƠ " QUÊ NỘI"





ĐÔI ĐIỀU CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ “ QUÊ NỘI”
                        
Ở trang 88, tập thơ “Lạc sinh”của tác giả Lê Quốc Thọ( Nhà xuất bản Văn học-ấn hành năm2016),có bài thơ “ Quê nội”, bài thơ của cháu Lê Quốc Dũng:

“Đêm qua nghe mẹ kể
Quê nội con rất xa
Nơi ấy có ông bà
Đông anh em, cô bác…

Làng ven con sông bạc
Chảy bên đồng lúa vàng
Đàn cò trắng bay ngang
Cánh mởi không nơi đậu

Con đã hết lớp Một
Sang năm lên lớp Hai
Con cố gắng chăm học
Dành nhiều điểm chín, mười

Hè sau mùa phượng nở
Con về quê nội chơi..."

Bài thơ gồm 14 câu, 4 khổ thơ, theo thể thơ năm chữ. Tôi đọc đi đọc đến mấy lần…
   Mở đầu bài thơ,mở đầu cuộc trò chuyện của mẹ với bé:
                         “ Đêm qua nghe mẹ kể:
                           Quê nội con rất xa
                           Nơi ấy có ông bà
                          Đông anh em, cô, bác…”
 Đọc qua, ta  cảm nhận hình dung được tình cảm ấm áp mẹ dành cho bé qua giọng kể nhỏ nhẹ. Mẹ kể điều gì? Mẹ kể quê nội, tức là quê của bố, người đứng vị trí cao nhất trong tình cảm con người dành cho con người.(Đó là tình cảm cha mẹ dành cho con cái). “ Quê nội con rất xa”,  xa là xa về quãng đường đi về, nhưng lại rất gần và vô cùng quan trọng, vì ở đó có ông, bà nội, có đông anh, em, cô bác là những người cùng huyết thống, cùng một họ nội với bé. Mẹ của bé muốn bước đầu cho bé hiểu “ nước có nguồn, cây xanh nhờ gốc, người sinh do Tổ”, có mình đây là nhờ có ông bà nội, họ hàng anh em cô bác; ( còn ở đây thì có bố mẹ và anh chị em họ ngoại của con), để gieo vào lòng bé tình yêu quê nội.
     Ở bốn câu khổ thơ thứ hai:
                             “ Làng ven con sông bạc
                              Chảy bên đồng lúa vàng
                              Đàn cò trắng bay ngang
                              Cánh mỏi không nơi đậu”.
        Mẹ kể cho con nghe về cảnh giàu đẹp của quê nội. Bốn câu thơ đã chọn được những hình tượng màu sắc tiêu biểu nhất, đặc tả được sự giàu và đẹp
   Muốn nói cánh đồng quê nội rộng mênh mông bao la thì  lấy hình ảnh “ Đàn cò trắng bay ngang / Cánh mỏi không nơi đậu!”. Đó là cò chỉ mới bay ngang cánh đồng , cánh đã mỏi mà vẫn chưa đến bờ để có chỗ dừng chân nghỉ! Nếu đàn cò trắng bay dọc cánh đồng thì mỏi cánh nhất định phải đáp xuống đất mà đậu thôi! Chỉ với bốn câu thơ ngắn,  đã tả được cảnh giàu  ( đồng lúa vàng, rộng bao la bát ngát) và đẹp ( những hình ảnh:làng ven con sông bạc – đồng lúa vàng – đàn cò trắng).     Quê nội giàu và đẹp tạo nên trong lòng bé một tình yêu mến thân thiết.
    Hai khổ thơ đầu là lời mẹ kể cho con nghe về quê nội là một phần nguồn cội sinh thành ra con, quê nội giàu và đẹp.
    Cảm nhận được sự thiêng liêng, yêu quý, cần thiết người con phải gắn bó với quê nội bởi hai lý do mà hai khổ thơ trên đã nêu, bé đã nói lên nỗi lòng mình qua khổ thơ thứ  ba và thứ tư:
                           “ Con đã hết lớp Một
                             Sang năm lên lớp Hai
                            Con cố gắng chăm học
                            giành nhiều điểm 9, 10…

                             Hè sau mùa phượng nở
                             Con về quê nội chơi…”.
   Quê nội đã có sức thu hút bé về chơi. Nhưng bé không về trong dịp này được, vì bé mới học hết lớp Một, năm học mới về, đã đến lúc bé phải học lớp Hai. Hơn nữa, bé phải về quê nội, trong dịp nghỉ hè mùa sau khi là mùa hoa phượng nở, cảnh thật đẹp, với món quà  đặc biệt, đó là thành tích học tập đạt loại giỏi ( nhiều điểm 9, 10) để báo cáo với ông bà nội , anh em cô bác. Đây là món quà tự có của cháu, món quà có ý nghĩa hơn rất nhiều những món quà bố mẹ cho cháu tiền để mua như bánh kẹo hoa trái. Ở tuổi của bé, bé chỉ có những mơ ước, bé mơ ước món quà thành tích học giỏi của bé sẽ làm vui lòng ông bà nội, anh em cô bác… Mà chỉ có học giỏi, học nữa, học mãi thì lớn lên mới nên người tốt, báo hiếu được với ông bà cha mẹ và bề trên, mới thể hiện tình yêu quê nội, rồi rộng hơn là yêu tổ quốc và xác định cho mình làm gì để xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
  “ Quê nội”- bài thơ ngắn của một bé lên bảy, có thể nói vừa hay về nội dung vừa đẹp về nghệ thuật, giàu tính nhân văn, vừa với tâm sinh lý lứa tuổi của bé,chắc sẽ làm hài lòng nhiều bạn đọc trẻ cũng như người lớn.
    Liên tưởng rộng ra một chút: Trong đời thường hiện nay, có những trường hợp, người con trai ở quê nông thôn ra thành phố học tập, làm việc; gặp cô gái quê thành phố, rồi duyên ưa phận đẹp, kết nên vợ chồng, sinh ra con cái. Người mẹ chỉ biết có chồng con mà không màng gì đến quê nội, cứ mặc định quê nội là xa xôi, hẻo lánh, nghèo nàn, lạc hậu không đáng để mình và chồng con mình quan tâm. Thiết nghĩ, những người mẹ này nên đọc bài thơ “ Quê nội” để có được những nhận thức mới,  có được những hành động đúng đạo lý.

                                                       Fanlong
                        

Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017

CẢM NHẬN TẬP THƠ " LẠC SINH" : Cảm nhận phần đầu bài thơ " Tường Sơn trong ta" của tác giả Lê Quốc Thọ


CẢM NHẬN PHẦN ĐẦU BÀI THƠ “ TƯỜNG SƠN TRONG TA”
          CỦA TÁC GIẢ LÊ QUỐC THỌ.
                                                                                                DUY MINH 

    Trong tập thơ “ Lạc sinh” của tác giả Lê Quốc Thọ - bút danh Phan Long, do nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2016, có bài thơ “ Tường Sơn trong ta” ( trang 83 ). Bài thơ có thể phân làm 4 phần. Phần đầu bài thơ như sau:
“ Gần vạn con người gắn bó với Tường sơn
Có gì đấy mà ta yêu quý thế?
  
Từ buổi hoang sơ, đã bao thế hệ
Người về kẻ ở truyền nối lớn lên
Sông đổi bến bao lần
Núi thay áo bao phen
Làng Thượng, Hạ, Trung, Trang…vẫn bình yên xứ sở
Núi Tượng, Cồn Thần, Dây Diều, Bãi Mọ…
Chiến tích ngàn xưa lưu giữ diệu kỳ
Bao buổi ngậm ngùi tiễn lớp người đi
Bạt búi ngăn sông thay trời đổi đất
Đuổi sạch giặc thù, dù chúng đến từ phương Đông, Tây, Nam, Bắc
Gĩữ trọn vẹn quê mình đẹp mãi Tháp Bút, Nghiên Sen…
Để  “ Xã Anh hùng chiến đấu” thành tên …”

Đọc và suy ngẫm đọan  thơ trên, tôi xin có đôi điều cảm nhận:
  Mở đầu bài thơ, tác giả đặt một câu hỏi:
                        “ Gần vạn con người gắn bó với Tường Sơn
Có gì đấy mà ta yêu quý thế?  “
Câu thơ nghe như một lời nói, một câu hỏi bình thường, nhưng nay vào thơ, do sự tạo nhịp điệu, tác giả đã làm cho mỗi chúng ta bắt đầu có sự rung cảm trước quê hương và con người của xứ sở.
Để trả lời cho câu hỏi trên, tác giả ngược dòng thời gian:
Từ buổi hoang sơ đã bao thế hệ,
Người về kẻ ở truyền nối lớn lên”
Tác giả đưa ta đi về với cỗi nguồn các dòng họ Bùi Công, Lê Quốc, Nguyễn Văn, Thái Gia, Trần Đăng…đặt lư đồng châm hương giữa bốn bề lau sậy, xin với Trời Đất để được khai thiên lập địa, mở ruộng dựng làng, quần tụ vùng dân cư cho muôn đời sau; thời các nhà thờ đạo Thiên Chúa Hội Phước Chính Yên rung tiếng chuông đầu tiên giữa vùng thánh địa hoang sơ…đến hôm nay trải qua bao thăng trầm nghiệt ngã, chuyển giao qua bao thế hệ, bao cuộc phân ly, tao ngộ để cho quê mình lớn lên.
Từ “ người về, kẻ ở”, tác giả muốn nói đến: người về cõi bồng lai tiên cảnh, kẻ ở lại chốn trần gian sinh sôi nảy nở; cũng có ý ngợi ca những người đã hoàn thành nhiệm vụ với nước với dân trở về hưu nghỉ, vui với gia cảnh đoàn viên, và lớp lớp thế hệ sau, kế tục nhiệm vụ. Người về - kẻ ở, cứ truyền nối lớn lên, ấy là sự truyền nối vĩnh hằng không bao giờ ngừng nghỉ.
Hai câu thơ:  “ Sông đổi bến bao lần
Núi thay áo bao phen”
Như một cặp đối chỉn chu : Sông – Núi, Đổi – Thay, Bến – Aó, Bao lần – Bao phen; nghe như lời đối và đáp từ ngàn xưa vọng lại hôm nay.
Thiên nhiên có thể khắc nghiệt, chiến tranh có thể ác liệt, sông núi có thể đổi thay, nhưng “ Làng Thượng, Hạ, Trung, Trang vẫn bình yên xứ sở”, câu thơ nói lên sự khẳng định, một câu chính luận, ấy là sự bất di bất dịch của chính nghĩa thắng hung tàn, của quê hương đã được thiên thư định phận.
Tác giả nhắc tên các thắng cảnh:
Núi Tượng – Cồn Thần – Dây Diều – Bãi Mọ…
Chiến tích ngàn xưa lưu giữ diệu kỳ”
Đây là những địa danh đã gắn liền với với chiến công qua các thời kỳ. Dẫu năm tháng có thể phôi pha, dẫu những người làm nên chiến công đã trở về thiên cổ, song công lao của họ còn ghi dấu ấn trên các địa danh lưu truyền mãi mãi.
Người dân Tường Sơn đã góp công sức tài trí vào việc xây dựng và bảo tồn bản sắc quê hương, người dân Tường sơn còn sẵn sàng hưởng ứng lời kêu gọi của non sông đất nước ra đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ nhiệm vụ gì, dẫu cho mỗi một thắng lợi đều chứng kiến một sự hy sinh mất mát.
Bao buổi ngậm ngùi tiễn lớp lớp người đi”…
Những từ ngữ của câu thơ này, đọc xong ta ngẫm ngùi trong sự hoài niệm tựa như tan nghe tiếng đàn bầu hạ xuống cung trầm trong đêm thanh vắng…
Thế rồi, thật là điêu luyện, hai câu tiếp theo, tác giả đã tung ra nhứng từ vô cùng mạnh mẽ:
Bạt núi – ngăn sông- thay trời – đổi đất,
Đuổi sạch giặc thù, dù chúng đến từ phương Đông- Tây- Nam- Bắc”
Nhịp điệu gấp gáp dồn dập như cơn đại hồng thủy, sẵn sáng cuốn phăng đi tất cả mọi thế lực, mọi kẻ thù khi chúng giám đụng đến quê hương Tường Sơn thân yêu:
Gĩu trọn vẹn quê mình mãi Tháp Bút, Nghiên Sen
Để “ Xã Anh hùng chiên đấu” thành tên”.
Hai câu thơ khép lại phần đầu bài thơ như một chân lý bất hủ: Tháp Bút, Nghiên Sen, hai kỳ quan thiên tạo đã ghi nhận chứng giám khí phách anh hùng của bao thế hệ con người trên mảnh đất thiêng liêng này
Bút pháp hành văn đoạn thơ trên giống như những bài phú của các bậc tiền bối. Phải chăng đây là dụng ý của tác giả muốn khẳng định: Quê mình cổ lại càng cổ, dày truyền thống lại càng thêm dày truyền thống, đẹp tính nhân văn lại càng đầy tính nhân văn.
Đọc toàn bài “ Tường Sơn trong ta” và nhất là đoạn thơ này, tôi cảm nhận tác giả đã đạt tới đỉnh cao của thơ viết về quê hương. Không những gần vạn con người Tường Sơn, mà bất cứ độc giả nào, dù ở đâu cũng thấy hết những điều đáng quý, đáng yêu, đáng gắn bó vói hai chữ Tường Sơn rồi.
Nếu có điều kiện đọc toàn bài thơ “ Tường sơn trong ta”, cho phép tôi được ghi nhận rằng: Tác giả bài thơ đã dùng nghệ thuật tu từ cô đọng lại ý tưởng của mình bằng bốn câu lục bát giống như điệp khúc của một bài ca dao để in  sâu vào trong tâm khảm mỗi chúng ta:
Tường Sơn phong cảnh hữu tình
Cổ kim nhân kiệt địa linh rạng ngời
Viết nên trang sử tuyệt vời
Quê ta giàu đẹp đời đời quý yêu.”


                                                      Duy Minh.


Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

VĂN VÀ THƠ MỚI: Bài phát biểu...và bài thơ: Tường sơn trong ta

Ngày 11 tháng 3 năm 2017,  được nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, tôi có bài sau đây:




              LỜI PHÁT BIỂU TRONG LỄ NHẬN HUY HIỆU 50 NĂM TUỔI ĐẢNG                     
       Kính thưa đồng chí : Ngô Đình Hùng, Trưởng ban tuyên giáo huyện ủy huyện Anh Sơn
       Kính thưa các quý vị đại biểu!
       Kính thưa các đồng chí!
Hôm nay, tôi rất vinh dự và tự hào được nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng,  được  Lãnh đạo buổi lễ giới thiệu tôi đại diện cho
các đồng chí được nhận huy hiệu Đảng ngày hôm nay phát biểu cảm tưởng, tôi xin bày tỏ cảm nghĩ của mình và chung  như sau: 
        Kính thưa các đồng chí!
    Đối với tôi,  từ trong một dòng họ có truyền thống yêu nước, thời Tây Sơn, có 5 vị tướng lĩnh được 7 đạo sắc Vua ban; từ trong một gia đình có Cha là Đảng viên  30- 31, có 3 người anh ruột đều từng là Đảng viên và có người đã nhận huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, từ trong  quê hương xã anh hùng, tôi đã được sinh ra và lớn lên. Tôi lại được học tập dưới mái trường xhcn, được rèn luyện công tác và chiến đấu trong hoàn cảnh đất nước” tất cả cho cuộc kháng chiến giành độc lập tự do thống nhất Tổ quốc”; Tại Chi bộ 73, Tiểu khu 78, CANDVT Biên phòng tỉnh Nghệ an, ngày 03-01-1967, Tôi vinh dự được kết nạp vào Đảng. Kể từ đó, nhận thức sâu sắc trách nhiệm nặng nề :  phải ra sức học tập, công tác và chiến đấu làm tròn lời thề danh dự của mình dưới lá cờ vinh quang của Đảng, của Tổ quốc, dưới sự tin tưởng của đơn vị, của cơ quan ,để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao phó. Dù khi là chiến sĩ bộ đội biên phòng,hay khi làm giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng, Bí thư chi bộ, Thư ký công đoàn trường học, làm hội viên của 7 tổ chức Hội...tôi đều đã làm tốt chức trách của mình. Kể từ ngày nghỉ hưu tới nay, tuổi đời ngày càng cao, sức khỏe ngày càng yếu, không làm được công việc nặng, được miễn sinh hoạt Đảng, sinh hoạt CCB, Tôi vẫn luôn quyết tâm giữ vững phẩm chất, tư cách người đảng viên, sống trong sạch lành mạnh, làm gương cho con cháu trong gia đình, làm tròn trách nhiệm công dân thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
                Kính thưa các đồng chí!    Với 50 năm tuổi Đảng,là nửa thế kỷ, tôi được đứng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, tuy chưa phải là dài, nhưng cũng không còn là ngắn. Trong suốt quá trình đó, khi hoàn thành tốt nhiệm vụ, tôi đã được nhận sự động viên khuyến khích, khi gặp khó khăn tôi được sự bổ cứu giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, của đồng chí , đồng đội, đồng nghiệp và người thân , để đến hôm nay tôi được nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Nhân dịp này, tôi xin chân thành tri ân tới các đồng chí lãnh đạo Đảng các cấp, tới các đồng chí Đảng viên trong chi bộ, đảng bộ tôi đã từng và đang sinh hoạt, nay là Đảng bộ xã Tường Sơn và Chi bộ 8, tới những người thân yêu của mình. 
      Tôi hiểu rằng : nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng hôm nay ,đây không chỉ là sự ghi nhận của Đảng đối với sự cống hiến của mình mà đồng thời đây cũng là trách nhiệm Đảng giao cho bản thân từ nay về sau, tôi cần tiếp tục học tập, rèn luyện phấn đấu hơn nữa để luôn xứng đáng là người đảng viên, mãi mãi giữ vững nhân cách, phẩm chất chính trị và đạo đức lối sống của một người Đảng viên cộng sản, đặng góp công sức và trí tuệ nhỏ bé  vào công cuộc cách mạng của Đảng, thực hiện sống vui, sống khỏe, sống có ích trong xã hội Việt nam giàu mạnh phồn vinh
              Kính thưa các đồng chí!
       Có lẽ cũng là điều may mắn hơn nhiều đồng chí đảng viên trẻ,  tôi đã được chứng kiến những giai đoạn khác nhau của cuộc cách mạng do Đảng lãnh đạo. Từ những năm tháng đầy hy sinh, gian khổ và ác liệt trong cuộc chiến tranh trước đây, đến những ngày nghèo khó với đầy rẫy khó khăn sau khi thống nhất đất nước và sự khởi sắc hôm nay của đất nước, tôi càng thấu hiểu cái giá phải trả cho cuộc sống hiện tại. Do vậy, tôi càng có lòng tin sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng ta nói chung, vào sự lãnh đạo của Đảng ủy và sự lớn mạnh của Quê hương Tường Sơn nói riêng, sớm xây dựng thành công xã được công nhận danh hiệu “ XÃ NÔNG THÔN MỚI”.
                 Trên đây là những suy nghĩ của bản thân, song tôi nghĩ rằng, tuy hoàn cảnh riêng của mỗi người cùng nhận huy hiệu Đảng với tôi hôm nay có khác nhau, nhưng chúng tôi cùng có một điểm chung là đều xuất thân từ gia đình giàu lòng yêu nước, yêu lao động chân chính, sớm nhận những công việc do Đảng và nhân dân giao phó, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có đạo đức và phẩm chất trong sáng, có lý lịch tốt, được các cấp bộ Đảng kết nạp vào Đảng. Từ khi kết nạp cho đến nay, chúng tôi đều đã kiên định lập trường, tuyệt đối tin tưởng vào Đường lối chủ trương chính sách của Đảng, chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, luôn giữ vững phẩm chất tư cách người Đảng viên. Từ nay trở đi, chúng tôi nguyện tiếp tục học tập rèn luyện nâng cao hiểu biết chính trị, khoa học kỹ thuật, tu dưỡng phẩm chất , học tập và làm theo tấm  gương tư tưởng , đạo đức, tác phong Bác Hồ vĩ đại để xứng đáng Danh hiệu Đảng viên Đảng Cộng sản Việt nam, góp phần xây dựng Đảng bộ và Quê hương Tường sơn ngày càng vững mạnh.
    Tâm sự tình cảm của Tôi trong sự kiện quan trọng của bản thân, xin được biểu lộ trong bài thơ “ Tường Sơn trong ta” sau đây:


TƯỜNG SƠN TRONG TA

Gần vạn con người gắn bó với Tường sơn .
Có gì đấy mà ta yêu quí thế ?
Từ buổi hoang sơ đã bao thế hệ .
Người về kẻ ở truyền nối lớn lên .
Sông đổi bến bao lần ,
Núi thay áo bao phen .
Làng Thượng , Hạ , Trung , Trang
Vẫn bình yên xứ sở .
Núi Tượng cồn Thần , Dây Diều , Bãi Mọ …
Chiến tích ngàn xưa lưu giữ diệu kỳ .
Bao buổi ngậm ngùi tiễn lớp lớp người đi .
Bạt núi , ngăn sông , thay trời đổi đất .
Đuổi sạch giặc thù dù chúng đến từ
 
Đông , Tây , Nam , Bắc .
Giữ trọn vẹn quê mình mãi Tháp Bút ,
Nghiên Sen .
Để “ Xã Anh hùng chiến đấu “ thành tên .
Thế kỷ XXI về , xã mình lớn mạnh thêm ,
Tuy vẫn đó nước dòng Lam khi trong khi đục
 
Cho bãi láng phù sa ,
Cho Đồng Dừa ngọt mát
 
Năm ba mùa lúa , ngô ,đậu , lạc sinh sôi .
Rừng cỏ dại xưa nay trang trại , vườn đồi .
Cây con giống mới đã làm nên no ấm .
Tiếng máy rộn thôn quê .
Trăng thẹn thùng lẻn nhìn điện sáng .
Đường bê-tông nâng bước chân trai gái dập
 
dìu .
Ông bà lạ lùng nghe con cháu dùng ngoại
 
văn nói chuyện tình yêu
 
Cơ quan xã tự in công văn bằng vi tính.
Ăng-ten pa-ra-bôn thu từ vệ tinh làn sóng
 
Thế giới năm châu hiển hiện trước mắt mình .
Mùa Xuân năm 2016 toàn dân náo nức
Đón chào Đại hội lần thứ XII của Đảng thành công .
Ta đứng đây nhìn quá khứ hào hùng
Đầy tin tưởng nhiệm kỳ 2016-2020 thắng lợi .
Tường sơn hôm nay tiếp bước vào ngày hội mới
 
Ánh sáng cuộc đời nghị quyết đã nêu .
Dẫu thử thách gian nan phía trước còn nhiều
Có Đảng bộ dẫn đường toàn dân đi theo Đảng
Đưa xã nhà xây nền Nông thôn mới văn minh
Tường sơn phong cảnh hữu tình
Cổ kim nhân kiệt địa linh rạng ngời
 
Viết nên trang sử tuyệt vời
Quê ta giàu mạnh đời đời quí yêu .
Lê Quốc Thọ.
Top of Form


        Nhân dịp năm mới 2017, xin kính chúc các đồng chí sức khỏe, hạnh phúc và thànhcông.
                                         Xin trân trọng cảm ơn !


Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

TRĂM NẺO TÌNH THƠ: Cảm nhận tập thơ LẠC SINH , thơ Lê Quốc Thọ của tác giả Văn Anh Thái .

Từ Phương Nam xa xôi, tác giả Văn Anh Thái có gửi về bài viết sau đây, xin chia vui cùng bạn đọc gần xa:




NGÀY XUÂN, GHÉ THĂM VƯỜN THƠ “ LẠC SINH”
              CỦA TG LÊ QUỐC THỌ
                                  
      Tập thơ “ LẠC SINH” của tác giả Lê Quốc Thọ, bút danh Phan Long do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2016. Tổng số bài đăng tải trong tập thơ có 171 bài. Trong đó, thơ Đường luật 128 bài, thơ lục bát 20 bài, thơ tự do 23 bài. Như vậy, đây là tập thơ đa dạng về thể loại, phong phú về đề tài. Trong bài viết nhỏ này, tôi xin được đề cập một số ý cơ bản, gọi là ghé thăm vườn thơ “ Lạc sinh” nhân những ngày đầu xuân mới Đinh Dậu 2017.
   Thơ Quốc Thọ niêm luật chặt chẽ, hồn thơ bay bổng, giọng thơ tươi sáng đầy tâm huyết mang đến cho người đọc một sự giao lưu đầy thân tình ấm áp:
“ Tâm tình lắng đọng những yêu thương
Nghĩa nặng ơn sâu với bốn phương
Gắn bó bao tình cùng giáo dục
Giao lưu mấy nợ với văn chương
Học trò sau trước diều no gió
Bầu bạn xa gần tóc điểm sương
Sự thế, tre già măng lại mọc
Thân tằm đến chín vẫn tơ vương.”
( Bài “ Tự tình”)

    Với thể thơ Đường luật, thơ Quốc Thọ được viết rất cầu kỳ, trau chuốt. Tác giả đã cho ta thấy một trời mây đầy sắc hương, và ẩn sâu trong đó là một tấm lòng rộng mở, mong mỏi một cõi vui, một tấm lòng luyến ái với cuộc đời. Thơ Quốc Thọ ngọt ngào sâu lắng, thấm đẫm chất trữ tình:
                                       “ Cây cao bóng cả trẻ không già
Vui đón xuân về: phúc lộc đa
Trọng nghĩa hòa đồng trong nội ngoại
Chân tình quý mến khắp gần xa
Yêu thơ thơ tỏa bay muôn nẻo
Mến cảnh cảnh vui đến mọi nhà
Xuân đến, xuân sang xuân mãi mãi
Vui đời sáng đẹp rạng danh gia”

( Bài “ Vui đời sáng đẹp” )
Về mảng thơ tự do và lục bát: Như một dòng tự sự, bao nhiêu tâm tư nỗi niềm…tuôn trào, gạt bỏ hết rồi lại ùa về, cứ thế chảy trôi ở những trang thơ của Quốc Thọ, theo ta trong từng nhịp thở, mong được ta sẻ chia đồng cảm:
“…Vời trông đất khách quê người
Em nơi đâu, chốn phương trời xa xăm?...
Thầm thương, thầm nhớ mong thầm
Một ngày tái ngộ ái ân một ngày
Thỏa tình trường đoạn bấy nay
Vơi đi thương nhớ  những ngày cách xa…”
( Bài “ Thầm mong”).

     Hay trong bài “ Kỷ niệm”:
“ Dấu xưa giếng nước hàng cau
Trầu ngơ ngẩn đứng vườn sau bẽ bàng
Chợt về nỗi nhớ mênh mang
Thuở nào ánh mắt dõi sang đượm buồn
Thương nhau lời nói cạn nguồn
Đêm dài bỗng chốc mưa tuôn cõi lòng
Gần nhau thoáng đó rồi không
Chim trời – cá nước, nụ hồng – chuyện xa”.
       Hoặc trong bài “ Tác giả thơ Dừa”:
“…Nay kính lão đè lên đôi mắt đục
Tai nghe nghiêng lắng tiếng tri âm
Bộ ngực lép vẫn phập phồng cảm xúc
Rung động niềm thơ sáng ý tươi vần”.

     Thơ Quốc Thọ đẹp trong ca từ vần điệu, đằm thắm trong tâm hồn, trong lối nghĩ suy. Yêu đấy, say đấy… nhưng chiêm ngưỡng để nếu tình có nhạt phai, có không trọn vẹn thì lòng anh vẫn gìn giữ được nét êm đềm cho cả một tình yêu bốn mùa thay lá. Thơ anh dạt dào cảm xúc, giàu hình ảnh, thể hiện được sự nồng nhiệt đam  mê đến cháy bỏng của một tâm hồn yêu thơ đến tha thiết.
Trong bài “ Hạnh phúc đâu xa”:
“…Đêm nay trăng tỏa sáng ngời
Chị cùng anh nhớ về kỷ niệm
Hạnh phúc ngày xưa vẹn tròn kho thỏa lời ước hẹn
Hạnh phúc bây giờ
!                                                   Đây!       Không phải đâu xa…”.

Hay trong bài  “ Góc khuất cuộc đời”:
“ Bốn lăm tuổi đời em chưa đành nhận một nụ hôn
Đắm đuối yêu thương như đời thường vẫn thế
Góc khuất cuộc đời!
Tia sáng nào rõi tới
Để đời em ấm lại, bớt chênh chao?...”

Hoặc  trong bài “ Gửi anh”:
“ … Tiểu hàn rét buốt thấu xương
Rét từ bốn hương mười phương rét về
Anh còn giứ chút hương quê
Còn em vấn nhớ, ngày về vẫn mong.”

Thơ Quốc Thọ mang theo hơi ấm tình yêu, mang theo tâm tư của một người con đong đầy lòng kính yêu, nỗi nhớ vị Cha già dân tộc:
Bác an giấc thường tình giản dị
Đôi bàn tay đặt nhẹ trên mình
Dưới vầng trán rộng anh minh
Đôi mắt hiền vẫn ấm tình nước non”.
( Bài “ Viếng lăng Bác Hồ”)
   Mặt khác, thơ Anh mang theo men tình lứa đôi. Cùng với đó là ngợi ca vẻ đẹp của cảnh sắc con người quê hương đất nước. Hồn thơ có sức sống nội tâm, có sự chiêm nghiệm sâu sắc gợi cho ta sự thanh thoát yên bình:
“… Lợp hạnh phúc lứa đôi dịu nắng kín mưa
Thương hiệu ngói Cừa nổi danh mọi chốn”
( Bài “ Về Tân Kỳ”)
     Hay trong bài “ Thao thức đêm dài”:
“…Sống thủy chung tình nghĩa với đời
Vẫn dẻo tay đan, vẫn săn tay cuốc
Vẫn nảy tứ thơ hay, vẫn nụ cười hài hước
Bên ấm nước chè xanh, gom câu chuyện hòa đồng”.
Thơ Lê Quốc Thọ vẹn nguyên một tấm lòng, một tâm hồn nhiệt huyết với cuộc đời
Thơ anh lạc quan, đầy ắp niềm tin vào những điều tươi sáng của cuộc sống, nên thơ Lê Quốc Thọ - Phan Long có chỗ đứng rất riêng trong lòng bạn đọc. Đúng là “ LẠC SINH”, MỘT CÕI SỐNG VUI, SỐNG KHỎE, SỐNG HỮU ÍCH cho đời, vì Người!
                                                                        Đất Mũi Cà Mâu
                                                                             Xuân Đinh Dậu – 2017.

                                                                                 Anh Thái :Người Yêu Thơ.


Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017

TRĂM NẺO TÌNH THƠ. Thơ của Thầy giáo Phan Đình Đệ

THƠ CHÚC MỪNG CÂU LẠC BỘ THƠ THỊ TRẤN ANH SƠN

15 TUỔI

MỪNG TUỔI TRÒN TRĂNG

Mừng tuổi tròn trăng đã đến ngày
Hội thơ Thị trấn lắm điều hay
Đông vui thi hữu già cùng trẻ
Gắn bó tình thơ thắm lại đầy
Xướng họa giao lưu nhiều bạn quý
Luận bình kết nối lắm người say
Vườn xuân văn học tươi xanh mãi
Gương sáng huyện nhà cảnh đẹp thay!

                Lê Quốc Thọ - CLB Thơ xứ Dừa.




Kính gửi : Anh Thọ ! 
         Tôi thấy bài thơ MỪNG TUỔI TRĂNG TRÒN của rất hay và có ý nghĩa cho CLB thơ thị trấn Anh Sơn . Tôi xin họa có chỗ nào  chưa chuẩn anh hiệu đính cho. Chúc anh và gia đình mạnh khỏe. Xin cảm ơn.

ĐẸP VUI THAY

(Giao lưu thơ đầu xuân nhân kỷ niệm 15 năm thành lập CLB thơ thị trấn Anh Sơn)
Mười lăm năm ấy bấy nhiêu ngày
Nhịp nối cầu thơ lắm chuyện hay
Xướng họa luận bàn thi hữu mến
Giao lưu sinh hoạt nghĩa tình đầy
Thất ngôn bát cú nhiều người thích
Lục bát đa vần lắm kẻ say
Hội ngộ đầu xuân niềm phấn khởi
Đậm đà thi vị đẹp vui thay.

Phan Đình Đệ, họa.

*** Kính gửi Thầy giáo Phan Đình Đệ!
Nhận được bài thơ họa của Thầy, tôi cảm ơn Thầy dành cho tôi tình cảm ưu ái nhiều lắm. Tôi chân tình cảm nhận bài thơ của Thầy họa rất chỉnh chu về ý tứ nội dung, về nghệ thuật, về luật thơ Đường. Trân trọng kính chúc Thầy cùng gia đình mạnh khỏe và nhiều niềm vui hạnh phúc.

Lê Quốc Thọ.

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2017

THƠ ĐƯỜNG LUẬT

MỪNG TUỔI TRÒN TRĂNG

Mừng tuổi tròn trăng đã đến ngày
Hội thơ Thị trấn lắm điều hay
Đông vui thi hữu già cùng trẻ
Gắn bó tình thơ thắm lại đầy
Xướng họa giao lưu nhiều bạn quý
Luận bình kết nối lắm người say
Vườn xuân văn học tươi xanh mãi
Gương sáng huyện nhà cảnh đẹp thay!

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017

THƠ ĐƯỜNG LUẬT


NHỚ NGÀY QUA

Xuân tàn – hè đến bướm vờn hoa
Khóe mắt người xưa ráo lệ nhòa
Bến vắng chỉ về trong mộng ảo
Lối xưa đâu tới giữa miền xa
Chân trời chốn đó mấy tan hợp
Nẻo đất nơi đây suối đổ òa
Ai chẳng biết ai niềm khát vọng
Còn mơ tìm được chút ngày qua.


THƠ TIÊU ĐIỂM

Thi đàn đất Việt sáng Gia Khanh
Tiêu điểm bao trang web tác thành
Ấn phẩm Đường thi nhiều ngưỡng mộ
Thẻ vàng Lục bát lắm lưu danh
Thơ Hàn* thuở trước cùng so bước
Thơ Quachs** ngày xưa hẳn cũng đành…
Xướng họa giao lưu tình quyến luyến
Trời thơ rạng rỡ một Khôi Thanh.


* Hàn : Hàn Mặc Tử
** Quachs:  Quach Tấn

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

TRĂM NẺO TÌNH THƠ: Họa thơ " Khẽ vỗ đùi" - Hà NgọcKim

Nối thơ họa “ Khẽ vỗ đùi” của Lê Quốc Thọ”.

Khoái cảm  mà đùi chỉ nhẹ rung
                                         Xưa nay lề thói đã quen từng
                                         Nói to chỉ sợ tuồng vô lễ
                                         Vẫy mạnh e rằng lũ bất trung
    Chỉ ước sớm chiều cùng xướng họa
Lại mong trưa tối hội vui mừng
                                         Năm châu bốn biển đều tri kỷ
     Tình nghĩa muôn đời vẫn thủy chung

  Thủy chung tô đẹp chữ tương phùng
Sơn thủy hữu tình , cảnh núi sông
 Biển rộng sông dài in bóng Nguyệt
Trời xanh hoa thắm tắm hình Long
                                     Mai khua man mác hồn về cội
  Sóng lặng lâng lâng cõi ngược dòng
Cùng bạn bơi thuyền chơi bến Hạc
Ngâm nga ca vịnh vuốt  râu rung !

Xúng xính Xuân Gà

                                           Đinh Dậu, dẫu nhà vẫn khó khăn
                                Kém chi vật chất lẫn tinh thần
Qué kê rim rán chừng dăm lạng
                                Gà ghiếc luộc xào độ nửa cân
                                Đối Tết đôi câu, tranh trở mặt
         Thơ Xuân dăm vận, giấy xoay vần ( 1)
Hương hoa trà rượu đều chu tất
 Xúng xính rỡ ràng với thế nhân !

Câu đối
"Đối Tết đôi câu, tranh trở mặt
Thơ Xuân dăm vận, giấy quay đầu "

Xuân Đinh Dậu - 2017
Lão Nhân Thi: Hà Ngọc Kim